Trong quá trình vận hành, đôi khi máy phát điện đang chạy tự tắt đột…
Đọc bài viếtSơ đồ đấu nối máy phát điện 3 pha

Hiện nay, máy phát điện công nghiệp ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình lắp đặt và sử dụng, người dùng cần nắm được sơ đồ đấu nối máy phát điện xoay chiều 3 pha.
Nếu bạn chưa biết cách mắc nối thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Hai sơ đồ đấu nối máy phát điện xoay chiều 3 pha
Máy phát điện xoay chiều 3 pha bao gồm một hệ thống 3 dòng điện xoay chiều có cùng tần số, cùng biên độ nhưng lại lệch nhau 2π/3 pha. Trong đó 3 cuộn dây của phần ứng sẽ được đặt lệch 1/3 vòng tròn trên stato.
Hiểu một cách đơn giản, nếu đấu nối các đầu của ba cuộn dây với ba mạch ngoài (ba tải tiêu thụ) giống nhau thì chúng ta sẽ có hệ ba dòng điện cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau 2π/3 pha.
Có 2 dạng sơ đồ đấu nối máy phát điện xoay chiều chính là đấu “Hình sao” và đấu “Hình tam giác. Khi đấu nối điện 3 pha, bạn cần nắm rõ đâu là dây trung tính và đâu là dây pha để khi đấu tránh bị chạm chập gây cháy nổ nguy hiểm.
Khi đấu điện, chúng ta thường sẽ đấu dây pha vào dây pha; dây trung tính với dây trung tính. Nhiều trường hợp đấu ngược, máy sẽ không hoạt động, khi đó bạn cần đổi pha với nhau máy mới vận hành được.

2 dạng sơ đồ đấu nối máy phát điện 3 pha
- Xem thêm nhiều bài viết chuyên sâu về máy phát điện tại Danh mục tổng hợp kiến thức về máy phát điện
1.1 Sơ đồ đấu nối máy phát điện 3 pha hình sao
Ba điểm đầu của 3 cuộn dây được nối với 3 mạch ngoài bằng 3 dây dẫn, gọi là dây pha. Ba điểm cuối nối chung với nhau trước rồi nối với 3 mạch ngoài vằng một dây dẫn gọi là dây trung hòa.
Đối với cách mắc mạch hình sao, nối 3 điểm cuối pha với nhau tạo thành một điểm trung tính


Sơ đồ đấu nối máy phát điện xoay chiều 3 pha hình sao
Trong cách mắc này ta thấy:
- Cần có 4 dây khi tải điện: 3 dây pha và 1 dây trung hòa.
- Nếu các tải giống nhau hoàn toàn thì cường độ dòng điện trên dây trung hòa sẽ bằng 0 (triệt tiêu). i = i1+ i2 + i3 = 0
- Nếu gọi Ud là điện áp giữa hai dây pha; Up là điện áp giữa một dây pha với dây trung hòa thì Ud = 3.Up
- Trường hợp tải tiêu thụ máy phát điện xoay chiều 3 pha được mắc hình sao thì điện áp hiệu dụng đặt vào mỗi tải là Up.
1.2 Sơ đồ đấu nối máy phát điện 3 pha hình tam giác
Nếu máy có p cặp cực và roto quay n vòng trong 1 giây thì f = np

Sơ đồ đấu nối máy phát điện hình tam giác chính là lấy đầu pha của dây này nối với cuối pha của dây kia.
Trong cách mắc này ta thấy:
- Theo sơ đồ đấu nối máy phát điện xoay chiều 3 pha cần có 3 dây pha khi tải điện, không có dây trung hòa.
- Điện áp hiệu dụng được đặt vào mỗi tải là điện áp Ud.
- Cách đấu điện 3 pha sang nguồn điện 1 pha 220V
Trong trường hợp bạn muốn lấy nguồn điện 3 pha (380V) sang nguồn điện dân dụng 1 pha (220V), bạn chỉ cần sử dụng 2 dây điện. 1 dây bạn lấy nguồn từ 1 pha nóng và 1 dây còn lại sẽ lấy ở pha trung tính (dây mát). Lúc này, bạn sẽ đo nguồn ở 2 đầu điện ra sẽ được 220V.
2. Lời kết
Trên đây là sơ đồ đấu nối máy phát điện 3 pha mà người dùng có thể tham khảo và thực hiện đấu nối trên thiết bị phát điện của mình.
Dù mắc mạch điện theo cách nào thì người dùng cũng cần phải đảm bảo chính xác tuyệt đối. Qua đó, tránh được tình trạng chập cháy điện có thể xảy ra và các vấn đề liên quan đến tính mạng con người.
Quý khách có nhu cầu mua máy phát điện chính hãng với mức giá ưu đãi vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline của chúng tôi. Đội ngũ chuyên viên của luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, lựa chọn sản phẩm phù hợp với yêu cầu sử dụng và điều kiện của quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
- Chi nhánh miền Bắc:
– Địa chỉ: Lô E12/6, Đường Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy
– Hotline: 0934.145.789
- Chi nhánh miền Nam:
– Địa chỉ: Số 69, Đường số 7, Phường Bình Hưng Hoà, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
– Hotline: 096.5108.899
Danh mục tin tức
Danh mục sản phẩm
Thành phố Hà nội
TP. Hồ Chí Minh
Tủ ATS - Phụ kiện - Dịch vụ
Blog tin tức
Bài viết liên quan
FAQs
Câu hỏi thường gặp
tại Nhật Trường Minh
-
Làm sao để chọn máy phát điện phù hợp công suất?
Để chọn máy phát điện phù hợp, bạn cần xác định tổng công suất của các thiết bị sẽ sử dụng và thêm khoảng 20-30% công suất dự phòng để đảm bảo hiệu quả và ổn định khi vận hành.
-
Máy phát điện cần bảo dưỡng định kỳ như thế nào?
Máy phát điện cần bảo dưỡng định kỳ bằng cách kiểm tra tổng thể sau mỗi 1000 - 2000 giờ hoạt động, thực hiện bảo trì hàng tháng (kiểm tra dầu, nhớt và hệ thống làm mát), vệ sinh bộ lọc gió và dầu, kiểm tra ắc quy mỗi tháng, và thực hiện bảo dưỡng chuyên sâu khoảng 6 tháng/lần. Ghi chép lại lịch sử bảo trì và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
-
Tôi có được hỗ trợ lắp đặt và vận chuyển máy phát điện đến tận nơi không?
Có, khi lắp máy phát điện tại Nhật Trường Minh, khách hàng sẽ được hỗ trợ lắp đặt và vận chuyển tận nơi.
-
Thời gian bảo hành máy phát điện là bao lâu?
Thời gian bảo hành máy phát điện tại Nhật Trường Minh thường là từ 12 tháng đến 24 tháng, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và chính sách cụ thể. Khách hàng nên kiểm tra thông tin chi tiết trên hợp đồng hoặc liên hệ trực tiếp với Nhật Trường Minh để biết thêm chi tiết.
Nhật Trường Minh đã nhận được thông tin từ bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng Nhật Trường Minh. Nhân viên tư vấn sẽ liên lạc trực tiếp với bạn trong thời gian sớm nhất!