Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện trên toàn quốc
Sử dụng máy phát điện trong thời gian dài không thể tránh khỏi được các trục trặc về kỹ thuật. Việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, máy phát điện định kỳ 3-6 tháng/1 lần để khi sử dụng máy phát điện là sử dụng được ngay mà không gặp một trở ngại nào do sự cố hỏng hóc máy phát điện.
Do vậy mà việc bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện theo định kỳ thường xuyên và đúng thời gian là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp máy của bạn được vận hành êm ái, bền bỉ và có tuổi thọ của máy phát điện được kéo dài hơn.
1. Tại sao cần đến dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện?
Máy phát điện là nguồn điện dự phòng luôn sẵn sàng cung cấp điện năng khi điện lưới quốc gia bị quá tải mất điện đột ngột hay sự cố mất điện luân phiên.
Vì vậy mà dịch vụ bảo trì bảo dưỡng máy phát điện là điều cần thiết cho máy luôn được hoạt động bền bỉ và an toàn nhất.
2. Các bước trước khi bắt đầu dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện
Để không bị những vấn đề phát sinh hay đợi máy hỏng mới nghĩ đến dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện. Quan trọng nhất là bạn phải theo dõi hoạt động của máy và kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng đúng thời gian quy định.
Trước khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm hàng chục năm trong ngành. Cần các bước trải qua các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ.
- Bước 2: Mặc đồ bảo hộ lao động, luôn sử dụng các trang bị bảo hộ lao động.
- Bước 3: Lắp đặt biển cảnh báo ở khu vực khi đang bảo trì.
- Bước 4: Đảm bảo máy đã ngưng hoạt động, luôn trong tình trạng nguội trước quá trình thực hiện bảo trì.
- Bước 5: Trong quá trình bảo trì ngắt toàn bộ hệ thống hoạt động của máy phát điện.
- Bước 6: Thực hiện quá trình kiểm tra tổng thể máy phát điện trước khi thực hiện bảo trì. Bao gồm rò rỉ, và những dấu hiệu bất thường ở các vị trí vận hành.
Lưu ý: Tất cả các bước trên thực hiện đúng trình tự, ghi chép sổ sách theo dõi hoạt động của máy. Để có thể kiểm tra chuẩn xác nhất trong quá trình vận hành.
Tham khảo thêm: Dịch vụ sửa chữa máy phát điện tại nhà giá tốt nhất
3. Quy trình dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện thông qua các cấp độ
Chúng tôi xin gửi quy trình bảo dưỡng máy phát điện thông qua các cấp độ sau. Mọi người tham khảo dưới đây nhé!
Bảo dưỡng cấp độ A
- Điều kiện thực hiện
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần hoạt động ở chế độ dự phòng
- Sau 6 tháng hoạt động dự phòng hoặc sau 100 giờ máy hoạt động ( Bảo trì )
- Công việc thực hiện
- Kiểm tra báo cáo chạy máy
- Kiểm tra động cơ.
Ghi chú: Cấp độ này áp dụng cho máy hoạt động với khoảng thời gian từ 0 giờ đến 100 giờ chạy máy. Hoặc 06 tháng tùy điều kiện nào đến trước.
Bảo dưỡng cấp độ B
- Điều kiện thực hiện
- Mỗi chu kỳ 500 giờ chạy máy
- Sau 1 – 2 năm hoạt động ở chế động dự phòng (Tiểu tu)
- Công việc thực hiện
- Kiểm tra và bảo trì động cơ
- Kiểm tra hệ thống lọc khí
- Thay :
– Nhớt máy
– Lọt nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu có)
– Nước làm mát
– Chạy máy, kiểm tra tổng thế máy phát điện
– Cấp độ này áp dụng cho máy hoạt động với khoảng thời gian từ 110 giờ đến 500 giờ chạy máy. Hoặc 24 tháng tùy điều kiện nào đến trước,
Bảo dưỡng cấp độ C
- Điều kiện thực hiện
- Mỗi chu kỳ 1000 giờ hoặc 02 – 04 năm hoạt động
- Ở chế độ dự phòng ( Trung tu lần 1 )
- Công việc thực hiện
- Làm sạch động cơ.
- Điều chỉnh khen hở xúp bắp & béc phun
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ
- Bôi mỡ bánh căng đai, phân ngoài động cơ.
- Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.
- Bình điện ( Thay mới nếu không đủ điện )
- Xiết lại những bulông bị hỏng
- Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.
- Đo và kiểm tra độ cách điện ( Đầu phát điện )
- Sau 1000 – 2000 giờ máy hoạt động phụ tùng cần thay
Ghi chú: Cấp độ này áp dụng cho máy hoạt động với khoảng thời gian từ 1000 giờ đến 2000 giờ chạy này. Hoặc 02-04 năm tùy điều kiện nào đến trước.
Bảo dưỡng cấp độ D
- Điều kiện thực hiện
- Mỗi 2,000 giờ hoạt động hoặc 05 – 07 năm
- Ở chế độ dự phòng ( Trung tu lần 2 )
- Công việc thực hiện.
- Lặp lại chế độ bảo trì C. ( Trung tu )
- Làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: Thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.
- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát; dùng máy phun hơi nước nóng.
- Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.
- Tháo rã, làm sạch và kiểm tra; Nếu phát sinh hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế + Puli cánh quạt.
- Thay:
– Bộ sửa chữa bơm nước. ( Nếu cần )
– Bơm nhớt bôi trơn. ( Nếu cần )
– Bộ sửa Puli trung gian
– Thay nước làm mát + lọc nước
– Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt
Ghi chú: Cấp độ này áp dụng cho máy hoạt động với khoảng thời gian từ 2100 giớ đến 4000 giờ chạy máy. Hoặc 05 – 07 năm tùy điều kiện nào đến trước.
4. Quy trình thực hiện bảo trì máy phát điện công nghiệp
Bước 1: Kiểm tra, vệ sinh toàn bộ máy
Bước 2: Bảo dưỡng động cơ và các bộ phận liên quan
2.1 Bảo vệ hệ thống khởi động:
- Kiểm tra bộ starter
- Kiểm tra bình acqquy
- Kiểm tra hệ thống sạc bình
2.2 Bảo dưỡng hệ thống làm mát:
1.a. Đối với hệ thống làm mát bằng nước: Quá trình kiểm tra được thực hiện trình tự như sau:
- Sự rò rỉ của ống dẫn và két nước
- Tình trạng nước làm mát
- Tình trạng cảm biến nhiệt độ
- Vệ sinh két nước và thay thế nước giải nhiệt
- Điều chỉnh độ căng dây curoa của cánh quạt, tình trạng cánh quạt và puli.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động bơm nước.
1.b. Đối với hệ thống làm mát làm mát bằng gió:
- Kiểm tả tình trạng của hệ thống quạt
- Kiểm tra tiếng động khi cách quạt làm việc
2.3 Kiểm tra hệ thống nhiêu liệu: quá trình được thực hiện cụ thể như sau:
- Bình chứa nhiêu liệu và mực chứa nhiên liệu
- Đường ống và lọc nhiên liệu
- Bộ cấp nhiêu liệu: bơm cao áp, bộ chia nhiêu kiệu, bộ phun
- Hệ thống làm mát nhiên liệu( nếu có )
2.4 Kiểm tra hệ thống bôi trơn: thực hiện kiểm tra trình tự như sau:
- Đường ống dẫn
- Mực nhớt và tình trạng của nhớt bôi
- Tình trạng lọc nhớt.
- Bơm nhớt
2.5 Bảo dưỡng hệ thống khí vào (trong máy và môi trường xung quanh)
- Kiểm tra sự rò rỉ
- Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm và khớp nối
- Kiểm tra tình trạng lọc gió
- Kiểm tra turbo ( nếu có )
2.6 Bảo dưỡng hệ thống khí ra:
- Kiểm tra sự rò rỉ
- Kiểm tra độ nghẽn nghẹt khí xả
Bước 3: Bảo dưỡng đầu máy phát điện
- Kiểm tả sự cách điện
- Kiểm tả cổ góp và chổi than ( nếu có )
- Kiểm tra độ nghẽn nghẹt đường gió vào và ra
- Kiểm tra và vệ sinh dây quấn
- Kiểm tra và vệ sinh bạc đạn xoay
- Kiểm tra board AVR
- Kiểm tra các mối nối cáp động lực
Bước 4: Bảo dưỡng bảng điều khiển
- Vệ sinh bên trong tủ điều khiển
- Kiểm tra sự hoạt động của các nút điều khiển
- Kiểm tra các thiết bị đóng ngắt động lực
- Kiểm tra các đầu cáp nối
- Kiểm tra các thiết bị an toàn
Bước 5: Thực hiện bảo dưỡng các bộ phân khác.
- Kiểm tra cao su giảm chấn, vỏ cách âm, khung máy
Bước 6: Thực hiện khởi động động cơ và kiểm tra các thông số khởi động test máy
Kiểm tra thông số: ghi nhận thông số hoạt động máy phát điện
- Kiểm tra áp suất nhớt
- Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát
- Kiểm tra điện áp bình acquy
- Kiểm tra tần số và điện áp
- Kiểm tra sự hoạt động của quạt giải nhiệt
- Kiểm tra các điểm rò rỉ và tiếng ồn
Bước 7: Kết thúc quá trình kiểm tra
- Vệ sinh
- Nghiệp thu & Bàn giao
- Lưu hồ sơ (CSD lưu hồ sơ)
5. Lời kết
Với nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực máy phát điện công nghiệp trên thị trường, chúng tôi còn có dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện. Đảm bảo uy tín chất lượng luôn được đặt lên hàng đầy, sửa chữa nhanh chóng, khắc phục mọi sự cố trong thời gian sớm nhất.
Đến với Nhật Trường Minh bạn không phải lăn tăn về chất lương giá cả. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ sửa chữa tốt nhất với giá thành rẻ nhất. Liên hệ tới hotline của chúng tôi để được tư vấn và kiểm tra mức độ hư hỏng máy phát điện miễn phí cho quý khách có nhu cầu.