Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy phát điện với mẫu mã…
Đọc bài viếtTổng hợp 6 chế độ bảo vệ máy phát điện giúp tối ưu hiệu suất

Để hạn chế tối đa sự cố và đảm bảo hiệu suất hoạt động, các chế độ bảo vệ máy phát điện được tích hợp trên thiết bị nhằm ngăn ngừa rủi ro trong quá trình vận hành. Vậy có bao nhiêu chế độ bảo vệ đang được sử dụng trên các dòng máy phát điện hiện nay? Cùng Máy phát điện Nhật Trường Minh tìm hiểu về các loại bảo vệ đặt cho máy phát điện giúp thiết bị vận hành ổn định và an toàn.
Tầm quan trọng của việc bảo vệ máy phát điện trong quá trình sử dụng
Thực tế, máy phát điện công nghiệp là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện dự phòng và duy trì sự ổn định cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, dù máy có chất lượng cao đến đâu, sau một thời gian vận hành liên tục dưới tải trọng lớn, các bộ phận trong máy đều có nguy cơ hao mòn, hư hỏng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động mà còn làm giảm tuổi thọ của máy.
Áp dụng đúng các biện pháp bảo vệ máy phát điện công nghiệp không chỉ giúp ngăn ngừa các sự cố đột ngột như quá tải, ngắn mạch, mất cân bằng pha mà còn đảm bảo máy luôn hoạt động trong trạng thái liên tục và ổn định. Ngoài ra, việc bảo dưỡng thiết bị kịp thời còn giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa và tránh gián đoạn sản xuất do các sự cố kỹ thuật. Chính vì vậy, người dùng cần thực hiện các biện pháp bảo vệ máy phát điện càng sớm càng tốt để duy trì độ bền và hiệu suất của thiết bị trong suốt vòng đời sử dụng.

Bảo vệ máy phát điện đúng cách giúp duy trì độ bền và hiệu suất vận hành của thiết bị
Các sự cố thường xảy ra khi vận hành máy phát điện công nghiệp?
Để xác định đúng chế độ bảo vệ máy phát điện, trước tiên cần xác định các lỗi máy phát điện thường gặp trong quá trình vận hành. Cụ thể:
- Ngắn mạch nhiều pha trong cuộn stator, gây sụt áp đột ngột và nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng.
- Chạm chập giữa các vòng dây trong cùng một pha, thường xảy ra trên các máy phát có cuộn dây kép, dẫn đến mất cân bằng pha.
- Chạm đất một pha trong cuộn stator, làm suy giảm cách điện và có thể gây cháy cuộn dây.
- Chạm đất trong mạch kích từ (một điểm hoặc hai điểm), ảnh hưởng đến khả năng duy trì từ trường ổn định.
- Dòng điện tăng cao, do ngắn mạch ngoài hoặc quá tải dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ thiết bị.
- Điện áp đầu cực máy phát điện tăng cao do mất tải đột ngột hoặc khi cắt ngắn mạch ngoài.

Phát hiện sớm các sự cố khi vận hành máy phát điện giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa
Các chế độ bảo vệ máy phát điện công nghiệp mà bạn nên biết
Thông thường, để đảm bảo an toàn và duy trì hiệu suất hoạt động, máy phát điện công nghiệp được trang bị nhiều chế độ bảo vệ khác nhau. Mỗi chế độ bảo vệ máy phát điện sẽ có nguyên lý hoạt động riêng, giúp người vận hành máy phát hiện và ngăn chặn các sự cố kịp thời. Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết về các loại bảo vệ đặt cho máy phát điện:
NGUYÊN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ BẢO VỆ MÁY PHÁT ĐIỆN | ||
Chế độ | Nguyên lý hoạt động | Các dạng sự cố diễn ra |
Bảo vệ so lệch dọc | So sánh giá trị dòng điện thứ cấp của biến dòng hai đầu phần tử được bảo vệ. | Các dạng ngắn mạch trong máy phát điện |
Bảo vệ so lệch ngang | So sánh điện thế giữa 2 điểm trung tính của 2 nhánh cuộn dây. Khi xảy ra chạm chập giữa các vòng dây, sự chênh lệch điện thế sẽ tạo ra dòng điện qua biến dòng, kích hoạt bảo vệ. |
|
Bảo vệ chống điện áp máy phát điện tăng cao | Chế độ bảo vệ được thực hiện bằng một rơle điện áp. Khi điện áp vượt quá giá trị định trước và đủ thời gian, bảo vệ sẽ tác động. | Điện áp đầu cực máy phát tăng cao do mất tải đột ngột hoặc cắt ngắn mạch ngoài. |
Bảo vệ chống chạm đất một điểm cuộn dây stator | Giám sát dòng thứ tự không bằng rơle điện áp qua cuộn tam giác hở của biến áp. Khi hệ thống xảy ra chạm đất 1 pha, rơle sẽ tác động báo tín hiệu. | Chạm đất một pha trong cuộn stator |
Bảo vệ chống chạm đất mạch kích từ | Khi chạm đất một điểm mạch kích từ, thứ cấp của biến áp trung gian khép mạch, dòng điện chạy qua rơle làm bảo vệ tác động. | Chạm đất một hoặc hai điểm trong mạch kích từ |
Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài và quá tải | Áp dụng nguyên lý đo trực tiếp nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ chất làm mát hoặc gián tiếp qua dòng điện chạy qua cuộn dây. | Ngắn mạch ngoài và quá tải của máy phát điện |
Những điều cần lưu ý khi bảo vệ máy phát điện
Thực tế, cách vận hành máy phát điện không quá phức tạp nhưng để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, bền bỉ và an toàn, người vận hành cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Cụ thể:
- Lắp đặt đúng kỹ thuật: Khi lắp đặt, máy phát điện cần được đặt trên bề mặt phẳng, thoáng khí và ít bụi để đảm bảo khả năng tản nhiệt tốt. Đồng thời, các chủ đầu tư có thể sử dụng thêm bệ đỡ chắc chắn và bọc lót cao su để giảm rung lắc, giúp máy vận hành êm ái.
- Bảo dưỡng và bảo trì định kỳ: Việc bảo dưỡng máy phát điện định kỳ giúp duy trì hiệu suất hoạt động tối ưu, hạn chế hư hỏng và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Tùy vào thời gian sử dụng và hiện trạng của máy phát điện, bạn cần làm sạch, thay và vệ sinh lọc dầu, lọc gió,… để đảm bảo thiết bị luôn vận hành trong tình trạng tốt nhất.
- Hoàn thiện hệ thống bảo vệ: Để đảm bảo an toàn cho máy phát điện, bạn cần lắp đặt hệ thống ổn áp, chống sét và cầu dao phù hợp với từng model máy phát điện. Hệ thống bảo vệ này sẽ giúp máy phát tránh được các sự cố do quá tải, chạm chập hoặc các biến động điện áp gây ra.
- Sử dụng nhiên liệu và phụ kiện đạt chuẩn: Chỉ sử dụng nhiên liệu và phụ kiện máy phát điện chính hãng, phù hợp với model của máy phát điện. Ngoài ra, hãy thường xuyên kiểm tra và bổ sung nhiên liệu, thay thế linh kiện kịp thời khi thiết bị có dấu hiệu hao mòn.
- Sử dụng đúng công suất và điều kiện vận hành: Máy phát điện chỉ hoạt động mạnh mẽ nhất khi vận hành ở mức công suất từ 70 – 75%. Ngoài ra, bạn cần tránh sử dụng máy phát liên tục ở công suất cao để giảm thiểu nguy cơ quá nhiệt và hao mòn linh kiện.

Lưu ý cần biết để máy phát điện duy trì trạng thái hoạt động ổn định
>>Xem thêm: Hướng dẫn chính xác cách tính công suất máy phát điện
Trên đây là tổng hợp các chế độ bảo vệ máy phát điện công nghiệp cơ bản và những lưu ý quan trọng giúp máy vận hành ổn định, bền bỉ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích để các cá nhân, doanh nghiệp có thể sử dụng máy phát điện hiệu quả hơn, hạn chế tối đa các sự cố. Nếu quý khách cần tư vấn thêm hoặc đang có ý định đầu tư máy phát điện chạy bằng dầu và linh kiện chính hãng, đừng ngần ngại liên hệ với Nhật Trường Minh để được hỗ trợ nhanh chóng.
Danh mục tin tức
Danh mục sản phẩm
Thủ Đô Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
Tủ ATS - Phụ kiện - Dịch vụ
Blog tin tức
Bài viết liên quan
FAQs
Câu hỏi thường gặp
tại Nhật Trường Minh
-
Làm sao để chọn máy phát điện phù hợp công suất?
Để chọn máy phát điện phù hợp, bạn cần xác định tổng công suất của các thiết bị sẽ sử dụng và thêm khoảng 20-30% công suất dự phòng để đảm bảo hiệu quả và ổn định khi vận hành.
-
Máy phát điện cần bảo dưỡng định kỳ như thế nào?
Máy phát điện cần bảo dưỡng định kỳ bằng cách kiểm tra tổng thể sau mỗi 1000 - 2000 giờ hoạt động, thực hiện bảo trì hàng tháng (kiểm tra dầu, nhớt và hệ thống làm mát), vệ sinh bộ lọc gió và dầu, kiểm tra ắc quy mỗi tháng, và thực hiện bảo dưỡng chuyên sâu khoảng 6 tháng/lần. Ghi chép lại lịch sử bảo trì và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
-
Tôi có được hỗ trợ lắp đặt và vận chuyển máy phát điện đến tận nơi không?
Có, khi lắp máy phát điện tại Nhật Trường Minh, khách hàng sẽ được hỗ trợ lắp đặt và vận chuyển tận nơi.
-
Thời gian bảo hành máy phát điện là bao lâu?
Thời gian bảo hành máy phát điện tại Nhật Trường Minh thường là từ 12 tháng đến 24 tháng, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và chính sách cụ thể. Khách hàng nên kiểm tra thông tin chi tiết trên hợp đồng hoặc liên hệ trực tiếp với Nhật Trường Minh để biết thêm chi tiết.
Nhật Trường Minh đã nhận được thông tin từ bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng Nhật Trường Minh. Nhân viên tư vấn sẽ liên lạc trực tiếp với bạn trong thời gian sớm nhất!