Tất tần tật những điều cần biết về quá tải và ngắn mạch

Quá tải và ngắn mạch xảy ra và gây nguy hại rất nhiều tới thiết bị và đặc biệt là hiện tượng cháy điện. Vậy ngắn mạch là gì? Quá tải là gì? Nguyên nhân dẫn đến đến quá tải và ngắn mạch là gì? Các chuyên viên kĩ thuật của chúng tôi sẽ giải đáp đơn giản, chi tiết cho bạn về hai hiện tượng này và ảnh hưởng của quá tải và ngắn mạch đến sản xuất cũng như biện pháp khắc phục.

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Những điều cần biết về quá tải và ngắn mạch điện

Phân biệt quá tải và ngắn mạch điện trong bài viết ngay sau đây

A. QUÁ TẢI ĐIỆN

1. Hiện tượng quá tải điện là gì?

Quá tải điện là hiện tượng dòng điện vượt quá định mức cho phép của thiết bị và dây dẫn. Khi đó xảy ra hiện tượng ngắt nguồn cấp. Trong một số trường hợp có thể gây nên cháy nổ, chập điện làm hư hỏng thiết bị điện.

Hiện tượng quá tải khi cường độ dòng điện vượt quá cường độ định mức. Có thể xảy ra trên thiết bị hoặc dây dẫn.

Trong thực tế, hiện tượng quá tải xảy ra vào mùa cao điểm như nắng nóng kéo dài. Khi nhiều máy lạnh bật lên cũng một lúc, sử dụng nguồn điện vượt quá mức cho phép thì Aptomat nhảy liên tục. Khiến cho quá trình sử dụng điện bị gián đoạn. Có thể ảnh hưởng đến thiết bị máy móc.

Tham khảo thêm: 5 điều cần lưu ý để giữ an toàn điện tại nhà

Quá tải điện năng là gì

2. Nguyên nhân dẫn đến quá tải điện

Hiện tượng quá tải điện có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên có các nguyên nhân chính như sau:

2.1 Sử dụng dây dẫn điện không đủ tải:

Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi hộ gia đình mà có công suất sử dụng khác nhau. Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc làm tăng công suất sử dụng. Do đó, nếu sử dụng dây dẫn có tiết diện nhỏ hoặc dây dẫn có hiệu quả dẫn điện thấp thì khi đó công suất nguồn quá cao. Có thể dễ dàng gây nên hiện tượng quá tải.

Khi sử dụng thực tế thì chỉ cần sờ vào dây dẫn thì sẽ cảm nhận được dây rất nóng. Đây là yếu tố dễ dàng phá hủy lớp cách bên ngoài. Khiến dễ dàng gây nên hiện tượng chập điện, gây cháy nổ.

2.2 Sử dụng 1 ổ cắm điện nối cho nhiều thiết bị điện

Đây là điều hay xảy ra trong thực tế. Khi tại các hộ gia đình thường sử dụng quá nhiều thiết bị điện gắn cho 1 ổ cắm. Chia ra cho nhiều nguồn kết nối khác nhau. Có thể làm vượt quá công suất chịu đựng của ổ cắm. Vấn đề này dễ dàng gây nên hiện tượng chập cháy.

2.3. Lắp đặt thiết bị aptomat không đủ tải

Aptomat là thiết bị bảo vệ cho phụ tải bao gồm các thiết bị điện và dây dẫn trong nhà. Khi bạn sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc thì làm cho công suất tăng lên đột ngột. Nếu aptomat có định mức thấp thì sẽ bị nhảy liên tục. Để có thể bảo vệ hệ thống điện.

3. Các biện pháp phòng chống quá tải dòng điện

  • Lắp đặt, sử dụng cầu dao điện, CB Aptomat cho từng thiết bị.
  • Nâng cấp CB, aptomat lên công suất cao hơn để đảm bảo phục vụ phù hợp với nhu cầu công suất sử dụng.
  • Sử dụng một số thiết bị như UPS Online hay ổn áp  để ổn định dòng điện
  • Hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện; hoặc tắt bớt những thiết bị không cần thiết khi cần nguồn điện lớn để sử dụng một thiết bị nào đó trong nhà.
  • Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng.

B. NGẮN MẠCH (CÒN GỌI LÀ ĐOẢN MẠCH)

1. Ngắn mạch là gì?

Hiện tượng ngắn mạch hay còn có tên gọi khác là đoản mạch là một trong những sự cố hay xảy ra ở các công trình lớn. Khi các mạch điện bị chập ở một điểm nào đó thì dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột biến. Song song với đó là điện áp giảm đột ngột.

Khi đoạn mạch thì hậu quả như sau:

Gây nên hiện tượng cháy nổ, phá hủy thiết bị nhanh chóng do xuất hiện lực điện động lớn.

Nhiệt độ dây dẫn tăng lên đột ngột, phá hủy đặc tính cách điện của dây dẫn. Điều này có thể gây nên sự cố ngắn mạch khác.

Khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra, nếu không giải quyết kịp thời chắc chắn sẽ làm hư hỏng toàn bộ hệ thống điện. Dẫn đến gây thiệt hại về tài sản cũng như tăng chi phí khắc phục. Đồng thời trong nhiều trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng con người.

2. Phân loại một số hiện tượng ngắn mạch

Sự cố ngắn mạch có thể chia ra nhiều loại như: ngắn mạch 1 pha, ngắn mạch 2 pha, ngắn mạch 3 pha.

  • Ngắn mạch 1 pha chạm đất là một pha chập đất hoặc chập dây trung tính
  • Ngắn mạch 2 pha nghĩa là pha nóng và pha nguội chập lại với nhau đồng thời chạm đất.
  • Ngắn mạch 3 pha nghĩa là 3 pha chập lại 1.

Trong ba hiện tượng ngắn mạch trên thì ngắn mạch ba pha đặc biệt nguy hiểm.

3. Nguyên nhân gây ra ngắn mạch

Sự cố ngắn mạch gây nên do 3 nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Lớp cách điện dây dẫn bị hỏng.
  • Do quá trình đóng điện nhưng quên tháo dây nối đất
  • Do mưa bão, đổ cột điện khiến cho dây chạm vào nhau. Trong một số trường hợp sét đánh gây phóng điện

4. Các bước khắc phục sự cố ngắn mạch dòng điện

Bước 1: Tắt nguồn điện:

Nhằm theo dõi điểm ngắn mạch cũng như hạn chế tác hai của ngắn mạch gây ra thì đầu tiên phải ngắt hết nguồn điện. Đồng thời rút các thiết bị điện như: quạt, tivi, tủ lạnh.

Bước 2 Kiểm tra các thiết bị điện:

Sau khi kiểm tra điểm bị ngắn mạch. Thì tiến hành đóng CB để kiểm tra lại. Nếu hiện tượng ngắn mạch cũng xảy ra lại thì rất có thể nằm trong ổ cắm, trong công tắc hoặc trong hộp kỹ thuật. Tiếp tục thu hẹp phạm vi kiểm tra nhằm xử lý triệt để sự cố.

Sử dụng aptomat tự động ngắn để bảo vệ các thiết bị điện khỏi quá tải và ngắn mạch điện

Tham khảo thêm: Có Mấy Loại Máy Phát Điện? Nên Mua Máy Phát Điện Loại Nào?

Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến khái niệm, nguyên nhân và cách kiểm tra hiện tượng quá tải và ngắn mạch mà chuyên viên kĩ thuật của chúng tôi chia sẻ.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết liên quan đến 2 hiện tượng quá tải và ngắn mạch để có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ hệ thống điện.

Đồng thời bạn sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn thiết bị điện phù hợp, cũng như nắm bắt được hạn mức chịu đựng của các thiết bị bị bảo vệ như CB, cầu dao để hạn chế tối đa tình huống quá tải và ngắn mạch có thể xảy ra… Từ đó giúp bạn có thêm những kiến thức để những phản ứng kịp thời trong các tình huống sự cố quá tải và ngắn mạch xảy ra đột ngột mà cán bộ kỹ thuật điện không thể tới ứng cứu kịp.

Chia sẻ:

Blog tin tức

Bài viết liên quan

So sánh máy phát điện 1 chiều và xoay chiều?

So Sánh Máy Phát Điện 1 Chiều Và Xoay Chiều? Loại Nào Tốt Hơn?

Máy phát điện là thiết bị quan trọng trong việc cung cấp điện năng, đặc…

Đọc bài viết
Nguyên nhân cách khắc phục máy phát điện tắt đột ngột

Máy phát điện đang chạy tự tắt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trong quá trình vận hành, đôi khi máy phát điện đang chạy tự tắt đột…

Đọc bài viết
10 quy định sử dụng máy phát điện

Cập nhật 10 quy định sử dụng máy phát điện an toàn và hiệu quả

Máy phát điện là thiết bị quan trọng giúp cung cấp nguồn điện dự phòng…

Đọc bài viết
Tổng hợp các mã lỗi máy phát điện Cummins

Tổng hợp các mã lỗi máy phát điện Cummins và cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng máy phát điện Cummins hay bất kỳ hãng máy nào…

Đọc bài viết

Nên Chọn Mua Máy Phát Điện Hay Máy Kích Điện?

Máy phát điện và máy kích điện đều là những thiết bị dùng để duy…

Đọc bài viết

Máy phát điện bị nóng nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục

Máy phát điện bị nóng là một trong những vấn đề thường gặp trong quá…

Đọc bài viết

Top 3 Dòng Máy Phát Điện Cho Tòa Nhà, Chung Cư Cao Tầng

Liệu một tòa nhà cao tầng có thể hoạt động trơn tru nếu thiếu đi…

Đọc bài viết

Bảng Điều Khiển Máy Phát Điện: 1 Cho Tất Cả Trong Việc Vận Hành

Bảng điều khiển máy phát điện là một thành phần vô cùng quan trọng trong…

Đọc bài viết
Icon prev
Icon next

FAQs

Câu hỏi thường gặp
tại Nhật Trường Minh

  • Làm sao để chọn máy phát điện phù hợp công suất?

    Để chọn máy phát điện phù hợp, bạn cần xác định tổng công suất của các thiết bị sẽ sử dụng và thêm khoảng 20-30% công suất dự phòng để đảm bảo hiệu quả và ổn định khi vận hành.

  • Máy phát điện cần bảo dưỡng định kỳ như thế nào?

    Máy phát điện cần bảo dưỡng định kỳ bằng cách kiểm tra tổng thể sau mỗi 1000 - 2000 giờ hoạt động, thực hiện bảo trì hàng tháng (kiểm tra dầu, nhớt và hệ thống làm mát), vệ sinh bộ lọc gió và dầu, kiểm tra ắc quy mỗi tháng, và thực hiện bảo dưỡng chuyên sâu khoảng 6 tháng/lần. Ghi chép lại lịch sử bảo trì và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ thiết bị.

  • Tôi có được hỗ trợ lắp đặt và vận chuyển máy phát điện đến tận nơi không?

    Có, khi lắp máy phát điện tại Nhật Trường Minh, khách hàng sẽ được hỗ trợ lắp đặt và vận chuyển tận nơi.

  • Thời gian bảo hành máy phát điện là bao lâu?

    Thời gian bảo hành máy phát điện tại Nhật Trường Minh thường là từ 12 tháng đến 24 tháng, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và chính sách cụ thể. Khách hàng nên kiểm tra thông tin chi tiết trên hợp đồng hoặc liên hệ trực tiếp với Nhật Trường Minh để biết thêm chi tiết.

Yêu cầu tư vấn báo giá

Quý khách vui lòng để lại thông tin để được chuyên viên của chúng tôi lên phương án tư vấn-báo giá chính xác và đầy đủ nhất với nhu cầu của quý khách trong vòng 30 phút.

    0934 145 789
    Icon top
    Icon doc

    Yêu cầu báo giá

    Icon phone

    0934 145 789