Kiến thức cực dễ hiểu về máy phát điện diesel
Máy phát điện diesel ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các công trình; từ nhà hàng, chung cư, trang trại, khu công nghiệp,… Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo máy phát điện diesel và nguyên lý hoạt động của nó. Dẫn đến gặp những sự cố ngoài ý muốn, gây nên thiệt hại không đáng.
Nhưng bạn không cần phải lo lắng. Vì giờ đây bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi những tổn thất đó chỉ với 2 phút tìm hiểu về cấu tạo máy phát điện diesel và nguyên lý hoạt động của nó trong bài viết dưới đây!
1. Cấu tạo máy phát điện diesel
Nếu bạn biết cấu tạo máy phát điện diesel thì việc vận hành máy móc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cấu tạo của máy phát điện bao gồm nhiều bộ phận và chi tiết được lắp đặt với nhau. Cụ thể gồm 9 bộ phận chính:
1. Động cơ
2. Đầu phát
3. Hệ thống nhiên liệu
4. Ổn áp
5. Hệ thống làm mát
6. Hệ thống xả
7. Bộ nạp ắc quy
8. Thiết bị điều khiển
9. Kết cấu khung chính.
2. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện diesel
2.1/ Động cơ
Có thể nói, động cơ có vai trò quan trọng nhất trong cấu tạo máy phát điện diesel. Đây là nơi sản sinh năng lượng cơ học cho hoạt động phát sinh dòng điện của máy phát điện.
Máy phát điện công suất lớn dùng dầu diesel là phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có máy phát điện dùng propan lỏng hoặc khí thiên nhiên.
Các thương hiệu động cơ diesel sử dụng cho máy phát điện công nghiệp nổi tiếng, được tin dùng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến như: Cummins; Perkins, Doosan, Mitsubishi,…
2.2/ Đầu phát
Ngoài động cơ, một bộ phận cũng rất quan trọng trong cấu tạo máy phát điện diesel là đầu phát. Đầu phát có chức năng chuyển hóa nhiên liệu thành điện từ.
Các bộ phận tĩnh và động của đầu phát hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ; giúp tạo ra dòng điện.
Trong đó phần tĩnh còn gọi là Stato/phần cảm tạo dòng điện, phần chuyển động được gọi là Roto/phần ứng tạo ra từ trường quay.
Các thương hiệu đầu phát chất lượng tốt nhất hiện nay có Stamford, Mecc Alte; Leroysomer hay Benzen.
2.3/ Hệ thống nhiên liệu
- Hệ thống nhiên liệu của máy phát điện được cấu thành bởi những chi tiết sau đây:
- Ổng nổi nối từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ chịu trách nhiệm đưa nhiên liệu ra vào động cơ.
- Ống thông gió bình nhiên liệu dùng để ngăn áp lực hoặc chân không trong quá trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa.
- Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu đến các đường ống cống giúp hạn chế tràn nhiên liệu lên máy phát điện khi bồn chứa bị đầy.
- Bơm nhiên liệu giúp chuyển nhiên liệu từ bể chứa chính và các bể chứa phụ.
- Bình lọc nhiên liệu giúp lọc các bụi bẩn, vật thể lạ, tách nước ở trong nhiên liệu lỏng, tránh hư hại các thành phần khác.
- Kim phun đảm nhiệm chức năng phun sương chất lỏng bằng đốt động cơ.
- Ổn áp: điều chỉnh dòng điện ổn định của máy phát điện.
2.4/ Hệ thống bôi trơn
Máy phát điện diesel muốn hoạt động êm và bền trong suốt một thời gian dài thì hệ thống bôi trơn là một bộ phận không thể thiếu. Hệ thống này sử dụng dầu máy được lưu trữ ở một máy bơm để bôi trơn cho động cơ.
Người sử dụng cần lưu ý kiểm tra và thay dầu thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động trơn tru, ngăn ngừa rò rỉ, ảnh hưởng đến hoạt động máy.
2.5/ Hệ thống xả
Hệ thống xả sử dụng chất liệu gang, sắt hoặc thép, có chức năng xử lý khí thải thoát ra từ máy phát điện.
Bộ phận này thường gắn liền với động cơ (nhưng không kết nối với bất kỳ thiết bị khác) nhằm giảm rung và ngăn ngừa thiệt hại cho hệ thống xả máy phát điện.
2.6/ Hệ thống làm mát
Trong quá trình làm việc của động cơ, khi nhiên liệu cháy trong buồng đốt có một lượng nhiệt lớn bị tỏa ra bên ngoài và lượng nhiệt sinh ra do sự ma sát của các chi tiết bên trong động cơ. Vì vậy hệ thống làm mát ra đời nhằm giúp động cơ làm việc ổn định trong bất cứ điều kiện nào.
Nếu làm mát không đầy đủ, kịp thời thì động cơ và các chi tiết sẽ bị quá nhiệt gây ma sát lớn, dầu nhớt mất tác dụng bôi trơn, piston bị bó kẹt, gây hư hỏng các chi tiết bên trong động cơ.
2.7/ Bộ sạc ắc quy:
Bộ sạc ắc quy chịu trách nhiệm giữ cho bình ắc quy máy phát điện luôn luôn đầy với một điện áp thả nổi chính xác.
Nếu điện áp thả nổi rất thấp, sẽ làm cho quá trình khởi động máy phát khó khăn. Nếu điện áp thả nổi rất cao, nó sẽ rút ngắn tuổi thọ của pin.
Sạc ắc quy thường được làm từ thép không gỉ, hạn chế ăn mòn, tự động và không cần phải điều chỉnh hoặc cài đặt nào khác.
2.8/ Bảng điều khiển:
Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất mà mẫu mã bảng điều khiển khác nhau, cách điều khiển cũng khác nhau. Tuy nhiên nó sẽ bao gồm một số bộ phận chính sau đây:
- Hệ thống khởi động và tắt khi có điện trở lại: gồm kiểm soát khởi động, bật máy phát tự động trong lúc mất điện. Có thể theo dõi các máy phát điện trong khi hoạt động và tự động tắt máy khi lưới điện có điện trở lại.
- Thiết bị đo: hệ thống đồng hồ hiển thị áp suất dầu, nhiệt độ nước làm mát, điện áp ắc quy, tốc độ quay của động cơ, thời hạn hoạt động, điện áp đầu ra các pha, tần số…
- Đồng hồ máy phát điện: trên bảng điều khiển cũng có đơn vị để đo sản lượng điện hiện tại, điện áp và tần số hoạt động.
- Một vài chức năng khác như: chuyển đổi tần số, chuyển đổi mạch điều khiển động cơ, và các chức năng khác tùy vào bộ điều khiển…
2.9/ Kết cấu khung chính:
Khung được thiết kế chắc chắn, độ vững và cân bằng cao, tùy vào loại máy có cách âm hay không.
Kết luận
Trên đây là những thông tin bổ ích về cấu tạo máy phát điện diesel và nguyên lý hoạt động. Tìm hiểu về cấu tạo máy phát điện diesel sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về cơ chế vận hành của nó. Từ đó giúp bạn sử dụng máy hiệu quả hơn.
Nếu bạn có nhu cầu tìm mua các sản phẩm máy phát điện dự phòng chất lượng tốt nhất với giá tốt nhất. Vậy thì hãy liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi để được tư vấn sản phẩm phù hợp với công trình của bạn cũng như báo giá chi tiết sản phẩm.
Thông tin liên hệ:
- Chi nhánh miền Bắc:
– Địa chỉ: Lô E12/6, Đường Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy
– Hotline: 096.5108.899
- Chi nhánh miền Nam:
– Địa chỉ: Số 69, Đường số 7, Phường Bình Hưng Hoà, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
– Hotline: 093.1216.333